Giỏ hàng

Nám da do đâu mà ra? Các nguyên nhân gây nám bạn chưa biết

Nám da là một tình trạng da thường gặp ở các chị em phụ nữ, đặc biệt là độ tuổi 30 hoặc sau sinh. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất đi sự tươi trẻ của làn da, khiến cho chị em mất tự tin. Vậy đã bao giờ các nàng thắc mắc rằng nám da thực sự là gì và nguyên nhân gây ra nám? Bài viết dưới đây chuyên gia Slab sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chính xác nhất về nám da nhé!

1. Nám da là gì?

Nám da là vấn đề không còn quá xa lạ đối với phụ nữ, đó là tình trạng da xuất hiện những đám màu nâu hoặc màu xám nâu trên da do sự gia tăng của sắc tố Melanin. Melanin hay còn gọi là hắc tố là yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Nếu được sản xuất quá nhiều sắc tố này sẽ tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định trên da và được gọi là nám da

Nám da mặt là loại nám da hay gặp nhất, sự thay đổi sắc tố da có thể xảy ra trên da mặt, môi, trán, cằm, sóng mũi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gặp ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da vùng cánh tay hay cổ.

Nám da thường gặp nhất ở phụ nữ 25-50 tuổi, trong đó nám da ở phụ nữ có thai và nám da sau sinh là khá phổ biến. Nam giới ít khi bị nám da hơn nữ giới và nám cũng liên quan đến đến địa lý, chủng tộc, màu da do đó người châu Á, da màu có tỷ lệ nám da cao hơn so với người da trắng.

2. Phân loại nám da thường gặp

Nám được phân loại theo diện tích xuất hiện trên bề mặt và độ nông, sâu của chân nám trong các lớp biểu bì da. Chính vì lý do đó nám được chia thành 3 loại chính như sau:

  • Nám mảng (nám biểu bì hay nám nông): Nám mảng là loại nám phổ biến nhất trong 3 loại nám. Chân nám nằm ở lớp thượng bì của tế bào da nên chỉ ăn nông theo mảng chứ không bám rễ sâu, do đó việc điều trị tương đối dễ dàng. Nám mảng hình thành theo mảng lớn và có màu không đồng đều từ nhạt đến đậm, tập trung chủ yếu ở cằm, 2 bên gò má, mũi và trán. Nám mảng xuất hiện do tác hại của tia UV – ánh sáng mặt trời, ô nhiễm môi trường, tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Bên cạnh đó, còn là hệ quả của việc lạm dụng mỹ phẩm kém chất lượng, chứa chất tẩy da.
  • Nám đốm (nám chân sâu, nám chân đinh): Đây là loại nám lì lợm và khó điều trị nhất bởi chân nám nằm sâu dưới lớp biểu bì của da. Quá trình hình thành nám đốm diễn ra trong một thời gian dài làm cho sắc tố melanin nhiều hơn và khiến cho nám da sậm màu. Loại nám này xuất hiện thành từng đốm, có kích thước to không cố định, màu sẫm, xanh, xám… Nám đốm được hình do thay đổi nội tiết tố nên phụ nữ trong giai đoạn mang thai, sau sinh hay tiền mãn kinh.

  • Nám hỗn hợp: Đây là tình trạng nám nặng nhất, bởi bao gồm nám mảng và nám đốm đã kể trên. Nám hỗn hợp sẽ xuất hiện rải rác, kích thước màu sắc không đồng đều và thường tập trung thành từng đám trên trán, cằm, má, sống mũi, quanh mắt và hai bên gò má. Nguyên nhân gây nám hỗn hợp gồm: Lão hóa, di truyền và sự thay đổi nội tiết tố. 

Nám da tuy không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý của những ai mắc phải. Đây là một loại tổn thương da khó điều trị dứt điểm mà chỉ có thể cải thiện dần dần tùy mức độ của nám. Chính vì lý do đó chị em hãy sử dụng phương pháp trị nám sao cho đúng.

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nám.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nám và chuyên gia da liễu của Slab đã đưa ra những tác nhân chính gây ảnh hưởng cho da và dẫn đến tình trạng nám da.

Nguyên nhân nội sinh:

  • Rối loạn hormone nội tiết tố nữ: Rối loạn nội tiết tố được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên nám da. Những chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng, nồng độ Estrogen suy giảm sẽ gây ra mất kiểm soát đối với Hormone kích thích Melanocyte. Điều này sẽ khiến Melanin không được giữ ở mức vừa phải và hình thành những mảng nám trên bề mặt da.
  • Quá trình lão hóa da: Nám da có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng hầu hết là khoảng ngoài 30 trở đi. Lý do bởi lúc này, da đã bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa, quá trình sản xuất sắc tố Melanin không còn tốt như trước và dẫn đến đốm nâu.
  • Căng thẳng thần kinh kéo dài: Việc căng thẳng và stress kéo dài khiến tuyến thượng thận sẽ sản sinh nhiều Hormone Cortisone. Điều này gây ức chế nội tiết tố và hình thành nám.

Ngoài ra, chị em cũng có thể bị nám da do một số yếu tố nội sinh khác như cơ địa khác nhau, bệnh lý phụ khoa liên quan, tuyến giáp, tác dụng phụ của thuốc đến nội tiết,…

Nguyên nhân ngoại sinh:

Ngoài những yếu tố nội sinh, nám da cũng có thể bị hình thành bởi những yếu tố bên ngoài tác động như:

  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Trong mặt trời có chứa nhiều tia độc hại cho làn da của chúng ta. Đặc biệt là tia UVB trong nắng có thể kết hợp cùng với Melanocytes sản sinh ra nhiều Melanin và gây sạm da, đen da, tàn nhang hay nám.
  • Sử dụng mỹ phẩm không an toàn, có tính lột tẩy mạnh: Đây là nguyên nhân khiến da mất chức năng đề kháng, yếu và dễ bị tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt là khi tiếp xúc với tia UVB từ mặt trời có thể khiến kích thích sự sản sinh Melanin quá mức gây nám da.Tình trạng lạm dụng mỹ phẩm không an toàn, có tính lột tẩy mạnh được xem là một trong những nguyên nhân gây nám sạm mà nhiều người gặp phải. 
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý khoa học: Dinh dưỡng không đủ cũng là một nguyên nhân gây nên nám da vì da cũng như cơ thể cần có các vitamin, dưỡng chất để khỏe và đẹp. Đồng thời, chế độ sinh hoạt bất hợp lý như: Việc thức quá khuya, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng tới sự trao đổi dưỡng chất, điều này có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và trở thành một trong những nguyên nhân gây nám da.

4. Nám có thể phòng ngừa được không?

Nám da luôn là cơn ác mộng đối với bất kỳ chị em nào bởi liệu trình điều trị kéo dài, chi phí     tốn kém. Chính vì lý do đó, chị em đã và đang điều trị nám hãy nằm lòng những nguyên tắc nhỏ dưới đây để ngừa nám tấn công và tái phát trở lại nhé.

  • Bôi kem chống nắng mỗi ngày: Đây là cách bảo vệ da khỏi nám hiệu quả nhất, trung bình từ 1-2 tiếng bạn nên thoa lại kem chống nắng một lần, tùy vào loại da mà bạn chọn cho mình loại kem chống nắng cho phù hợp.
  • Dưỡng ẩm cho da: Dù bạn thuộc tuýp da dầu hay da khô thì việc dưỡng ẩm vẫn rất cần thiết. 
  • Cung cấp dưỡng chất cho da từ bên trong: Song song với việc chăm sóc da bên ngoài thì việc bổ sung dưỡng chất từ bên trong thông qua việc ăn uống hằng ngày. Kết hợp sử dụng thực phẩm, thuốc bổ sung Collagen tăng cường chuyển hóa giúp kiểm soát, ngăn ngừa sản sinh hắc sắc tố Melanin trên da.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý: Ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày.
  • Không lạm dụng mỹ phẩm: Việc lạm dụng mỹ phẩm sẽ khiến da yếu và trở nên mỏng manh hơn, hơn nữa việc sử dụng sai cách càng làm cho da dễ bị lão hóa và bị nám nhanh hơn.

Thêm một lưu ý cho chị em bị nám đó là tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, việc tự ý điều trị không đúng phác đồ khoa học dễ gây nên các biến chứng không mong muốn việc điều trị khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều.